Monday, April 16, 2012

The melody make you believe you can dance

Friday, April 6, 2012

Trở lại Xizhou

Sau 2 ngày trở lại Hà Nội thăm gia đình, mình đáp chuyến bay tới Quảng Châu - thành phố lớn thứ 3 của Trung Quốc. Thời tiết ở đất Quảng Châu lạnh hơn Hà Nội bởi những đợt mưa nhỏ vào buổi chiều. Khách sạn nơi mình ở cách Sân Bay Quốc tế Quảng Châu (Guangzhou Baiyun International Airport) khoảng 10 phút taxi. Check-in xong là mình bắt chuyến tàu điện ngầm vào trung tâm chơi. Hệ thống Metro ở đây khá thuận tiện gần bằng hệ thống điện ngầm ở Kyoto nên chỉ 30 phút là mình tới dòng sông nổi tiếng mang tên Trân Châu - con sông lớn nhất Quảng Châu và lớn thứ 3 tại Trung Quốc. Dạo một chút gần con sông, mình dạo thăm trung tâm dịch vụ tổ chức đám cưới quốc tế của thành phố với đa dạng mặt hàng liên quan đến cưới hỏi. Từ các kiểu trang phục cưới cho cô dâu, chú rể các nước (dễ nhận thấy nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...) đến phụ kiện tóc, trang sức, từ đồ nội thất trang trí phòng cưới đến các kiểu dáng hộp quà cảm ơn dùng trong đám cưới... Trung tâm quốc tế này thu hút khá đông khách hàng đến thăm và mua sắm bởi chỉ cần dạo 1 vòng trong trung tâm này, bạn có thể tìm đủ mọi thứ cần thiết cho 1 đám cưới.
 Bên ngoài Trung Tâm mua sắm đồ cưới quốc tế ở Quảng Châu
 Bên trong là các gian hàng giới thiệu và bày bán nhiều chủng loại mặt hàng... Đây là gian bày bán các hộp quà cảm ơn, báo hỉ trong ngày cưới
 Gian áo cưới truyền thống của Trung Quốc
Một ngày ở Quảng Châu là đủ. Biết là có rất nhiều khu mua sắm và di tích thắng cảnh thú vị ở thành phố này, mình đáp chuyến bay đến Đại Lý, thuộc Vân Nam, Trung Quốc. Bác lái xe họ Yang đã chờ ngoài cửa sân bay Đại Lý đón mình bằng nụ cười hồn hậu. Trên đường mải nói chuyện, xe đưa mình vòng quanh 1 đoạn của hồ Nhị Hải. Phong cảnh thật đẹp. Bây giờ thì mình đã về đến Xizhou, cách thị trấn Đại Lý 30 phút ô tô. Như ý nghĩa của tên gọi - Xizhou trong tiếng Trung mang ý nghĩa là "ngôi làng hạnh phúc" và mình cảm thấy vui khi quay trở lại nơi này. Có lẽ 3 tuần ở đây đủ lâu để gọi là ngôi nhà thứ ba, sau ngôi nhà ở Thượng Hải. Có rất nhiều điều làm mình nhớ khi quay lại Hà Nội ( nghe có vẻ mâu thuẫn khi bản thân mình ở Xizhou cũng rất nhớ gia đình và bạn bè ở Hà nội). Đó là lớp học nhỏ đáng yêu của trường Quốc tế Thượng Hải với 13 học sinh và thầy cô giáo, mình nhớ mọi người; là những con đường nhỏ dẫn đến các ngôi nhà cổ lâu đời trong làng; là nụ cười hồn hậu của người dân nơi đây mỗi khi mình nói "Nihao/ Zaoshanghao"; là khí hậu ôn đới đặc trưng của vùng cao nơi đây (cách mực nước biển gần 2000m) khiến mình cảm thấy tự do hơn; là cảm giác như được ở nhà bởi sự giúp đỡ thân tình của người dân địa phương nơi đây.

Mái nhà cổ của người Bạch,dân tộc sống chủ yếu ở Đại Lý, Vân Nam
 Những mái nhà với núi Cangshan thấp thoáng là hình ảnh dễ nhận thấy ở khắp khu làng Xizhou
Một ngôi nhà với kiến trúc đặc trưng của người Bạch

Source: http://vi.worldpoi.info/poi/4

 Toàn cảnh làng Xizhou nằm bên chân núi Cangshan
 
 Lao động trên cánh đồng trồng đậu ở làng Xizhou
Chiều nay, thong thả đạp xe về phía hồ Nhị Hải, cách 20 phút xe đạp từ nơi mình ở, không gian thay đổi từ 1 khu làng cổ đáng yêu, yên bình sang một không gian mặt hồ rộng lớn, thoáng đãng. Cảm giác như mình trở nên bé nhỏ khi đứng trước mặt hồ. Hồ Nhị Hải có tên tiếng Anh/ tiếng Trung là Er Hai Lake/洱海. Hồ còn được biết đến với tên gọi tiếng Việt gần giống là Hồ Nhĩ Hải (do hình dáng của nó trông giống như một cái tai). Điều đặc biệt của hồ là nằm trên núi cao trong địa phận tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, là hồ lớn thứ hai trên cao nguyên tại Trung Quốc, chỉ sau hồ Điền Trì (298 km²). Một vài hình ảnh chia sẻ với mọi người về hồ Nhị Hải.
 
Đường đi ra hồ Nhị Hải, phía bên trái là lối đi khu vực Tongue of the Lake, nghe tên có vẻ lạ nhưng đó là nơi phong cảnh hài hòa giữa núi Cangshan và hồ Nhị Hải rất đẹp
 Hồ Nhị Hải có nhiều khu vực sinh thái nguyên sơ và là một trong số 16 hồ thuộc khu bảo hộ tự nhiên cấp quốc gia của Trung Quốc.