Sunday, February 19, 2012

Những ấn tượng đầu tiên về Xizhou

Xizhou nằm ở phía nam của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, cách thị trấn cổ Đại Lý 20km. Đó là một thị trấn nhỏ đáng yêu mà tôi may mắn có dịp ghé thăm trong chuyến du lịch gần đây. Được nghe kể nhiều về nơi này, tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên và cảm thấy thú vị với mỗi điều khám phá về con người và những nơi đi qua.
Cổng chính thị trấn cổ Đại Lý
 
Những quán nhỏ hai bên đường trong thị trấn tấp nập khách du lịch
Trong khi khu cổ của thị trấn Dali không hiếm những con phố cổ ít đông đúc hơn
Từ bến xe của thành phố Côn Minh, có hai cách để bạn lựa chọn. Đi xe buýt chất lượng cao mất khoảng 3-4 tiếng với giá vé 150 CNY/ người, xe sẽ đưa bạn đến trung tâm thị trấn Dali mới (New Dali town). Chúng tôi quyết định chọn cách thứ hai, thuê xe ô tô 4 chỗ có bác tài riêng với giá 600 CNY/ chuyến. Nếu nhóm của các bạn có 4 người thì rõ ràng đây là lựa chọn hợp lý vì xe riêng đi nhanh hơn so với xe chất lượng cao với cùng mức giá cả.
 
Tại thị trấn Xizhou, phương tiện chủ yếu của người dân ở đây là xe đạp hoặc xe ngựa kéo. Thật thích thú khi ngồi trên xe ngựa, được chở lòng vòng trên những con đường nhỏ và ngắm nhìn không hết kiến trúc nhà cổ ở Xizhou.
Nói đến kiến trúc nhà cổ ở Xizhou, nét đặc trưng là phong cách nhà cổ của người Bai, một nhóm dân tộc thiểu số phổ biến tại địa phương.
Các căn nhà ở Xizhou mang dáng dấp của kiến trúc nhà gian 3 gian hướng 3 phía và các bức tường được trang trí đặc sắc đa màu luôn hướng về phía nam.
Từng là địa danh trọng yếu về quân sự trong thời vương quốc Nanzhao, Xizhou từng rất phát triển và là trung tâm giao thương quan trọng tại Vân Nam. Điều đó thể hiện phần nào trong kiến trúc nhà cổ ở đây còn được lưu giữ đậm nét trong từng căn nhà trong làng.
Chúng tôi may mắn tham dự lễ hội tín ngưỡng của người Bai tại Zoucheng, thăm khu chợ địa phương.

Mọi người đều cảm thấy may mắn khi ngày hôm đó, thời tiết rất đẹp, thuận lợi cho việc tổ chức nghi lễ của các bà trong làng
Cũng là một thói quen, với mỗi nơi tôi đặt chân đến, tôi rất thích dành thời gian đi dạo chợ địa phương, bởi chợ là bức tranh sống động nhất về cuộc sống và sản vật, con người địa phương đó. Vân Nam nổi tiếng là xứ trồng và ướp trà thơm có tiếng ở Trung Quốc. Vì thế, không khó để hỏi người chủ bán hàng về cách pha chế và đặc trưng của các loại trà khác nhau ở chợ Zoucheng.
 
Chúng tôi cũng đến thăm một gia đình làm nghề thêu dệt truyền thống tại đây. Đây là một trong những hộ vẫn duy trì nghề thêu, nhuộm vải theo phương thức thủ công tại Zoucheng. Như bao gia đình trong làng, họ thực hiện các công đoạn từ nhuộm màu, thêu tay… các sản phẩm như khăn quàng cổ, quần áo, trải bàn… bằng tay. Việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ từng chi tiết.
 
Khi hướng dẫn và minh họa cho chúng tôi - những người khách du lịch còn lạ lẫm với công việc và sản phẩm thú vị của họ, người dân trong gia đình nhiệt tình chỉ cho chúng tôi thấy cách họ làm.
 
Tôi tìm được cho mình 1 chiếc khăn quàng cổ màu hồng pha xanh khá đẹp mắt với giá 30 CNY. Mặc dù sẽ không dùng nhiều đến chiếc khăn, có một điều chắc chắn rằng tôi sẽ nhớ đến Xizhou mỗi lần dùng chiếc khăn quàng cổ đó. Hẹn gặp lại nhé, Xizhou. Tôi sẽ trở lại.

Friday, February 17, 2012

Hội An, ngày trở về

 
Năm nay, lần đầu tiên tôi về với Hội An vào một ngày xuân. Không có cái nắng ướm vàng góc phố cổ, Hội An những ngày đầu xuân mang một vẻ đẹp khác mới bởi những dãy đèn lồng đủ màu sắc giăng khắp con phố và những chậu hoa cúc vàng đặt trước mỗi cửa nhà được tô điểm bởi những chiếc nơ đỏ dễ thương. Không khí Tết ở Hội An thật đáng yêu.
 
Ngày trở về Hội An, không khí trong phố cổ dường như náo nhiệt hơn những ngày mùa hè. Du khách Việt ít hơn mà thay vào đó, nhiều khách du lịch nước ngoài hơn đến với phố cổ. Có đôi chút ngạc nhiên đối với tôi bởi phố cổ yên tĩnh mà tôi từng yêu quý giờ đã khác nhiều hơn so với hai năm trước đây. Có những góc phố ồn ào hơn bởi tiếng nhạc hiện đại phát ra từ quán bar trong khu vực trung tâm, những quán cà phê trong nhà cổ dường như vắng hơn, nhường chỗ cho những không gian hiện đại của nhà hàng, tiệm quần áo thương hiệu Tây, quán rượu với cái tên cũng rất Tây, Q Bar, được trang trí theo motif hiện đại trong khung nhà cổ của phố Hội, thấp thoáng vài cửa hiệu minimart bán đồ uống, đồ ăn kiểu Tây ngay trung tâm phố cổ. Có cảm giác một cái gì đó như bị đánh mất trong tôi. Tôi thích sự yên tĩnh, xưa cũ của con đường, góc phố Hội An. Tôi thích sự giữ gìn từng chi tiết nhỏ cổ xưa trong các ngôi nhà cổ và hội quán. Tôi thích cây cầu Nhật Bản, với những chiếc đèn lồng đủ màu sắc tô điểm cho mái rêu xanh, bức tường rêu xanh mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp trên con đường đi dạo khám phá. Tôi vẫn tìm thấy chúng, vẫn tìm thấy sự gần gũi và quen thuộc ấy. Nhưng cũng không khỏi chạnh lòng khi thấy phố giờ ồn ào theo kiểu thương mại hóa hơn, chạnh lòng khi các cửa hàng cửa hiệu có người nước ngoài quản lý điều hành giờ nhiều hơn bên cạnh các cửa hàng tranh sơn mài, đồ lưu niệm, cửa tiệm tailor đồ lụa của tiểu thương người Việt. Đành rằng đó là sự phát triển tự nhiên của thương mại và du lịch. Nhưng hình ảnh con phố thương mại hóa do du lịch tại Sapa những năm về trước và bây giờ không khỏi làm tôi lo sợ về sự thay đổi mà chỉ vài năm nữa thôi, nếu không được quan tâm đúng mức của những nhà quản lý địa phương, Hội An cũng sẽ rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Tôi chỉ có thể đi qua những quán bar trong các ngôi nhà cổ ồn ào tiếng nhạc mà không dám bước chân vào. Tôi chỉ có thể nhìn ngắm những chiếc áo ba lỗ, váy hai dây màu sắc và hiện đại tại các cửa hiệu quần áo do người nước ngoài điều hành. Họ thuê lại các nhà cổ làm cửa hiệu kinh doanh của họ, bán với giá cao hơn rất nhiều so với mặt bằng mặt hàng chung của người địa phương. Chúng tuy đẹp nhưng cũng chỉ phù hợp với khách du lịch nước ngoài đến thăm, chứ ngay cả với khách Việt Nam, kiểu dáng và giá cả không hẳn là phù hợp, mà chúng cũng không mang nét gì đặc trưng là sản phẩm với linh hồn Hội An cả.
 
Có những điều mà không hề thay đổi, đó là sự hồn hậu, nhiệt tình, thân thiện của những người dân sống trong khu phố cổ hay những ngôi làng nằm xa hơn trung tâm. Tôi lại được đạp xe qua các con phố, được ăn những món ăn địa phương tuyệt vời như cơm gà, thịt nướng cuộn bánh tráng, bún thịt nướng Hội An… Tôi cũng nhận ra rằng kem ở Hội An thật ngon, thanh mát. Tôi lại mua thêm cho mình vài bộ đồ lụa làm quà, những đồ khi mặc sẽ nhắc tôi về Hội An yêu quý.

Tôi cũng đi thăm lại Mỹ Sơn với những hiểu biết sâu sắc hơn về thánh địa, với sự giới thiệu vui tính của anh hướng dẫn viên du lịch cùng đoàn. Tôi lại được thưởng thức bữa tối tại quán ăn yêu thích gần biển Cửa Đại. Thật vui khi gặp lại gia đình chủ quán . Họ vẫn thế, đầm ấm, vui vẻ, yêu thương nhau qua từng cử chỉ dù bận rộn đón tiếp khách. Tôi cũng được thưởng thức lại hương vị bánh mì phố cổ của chị chủ người địa phương trên góc phố Nguyễn Huệ, Trần Phú. Chị đã theo mẹ chị bán bánh mì ở Hội An từ khi còn là cô bé 15-16 tuổi. Đến giờ chị đã là người mẹ trên 50 tuổi với hơn 30 năm bán bánh mì tại góc phố này, chứng kiến bao thăng trầm thay đổi của phố cổ và con người Hội An. Tôi cũng được lắng nghe những bản nhạc được biểu diễn bằng nhạc cụ dân tộc của những chàng trai, cô gái Hội An yêu âm nhạc và yêu giá trị dân tộc. Thật vui khi nhạc dân tộc Việt Nam có sức hút riêng với du khách quốc tế. Chỉ 1 lúc nhanh thôi, khi tiếng nhạc cất lên, nhiều du khách nước ngoài dừng lại lắng nghe chăm chú và chụp ảnh, ghi lại giây phút đó. Hội An vẫn tự hào như thế, là thành phố không có dây điện lộ thiên, không có cột anten tivi, không có xe máy chạy trong phố cổ những giờ cao điểm. Một tin vui nữa là từ dịp Tết Nhâm Thìn này, Hội An còn là thành phố đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á được phủ kín mạng lưới Internet không dây, miễn phí. - một tín hiệu mừng đưa Hội An đi xa hơn, rút ngắn khoảng cách thông tin với thế giới.
 
 

Hội An, ngày trở về, một chút xao xuyến vì sự đổi thay của Hội An, nhiều thương nhớ khi đi qua những con đường góc phố vẫn giữ nguyên nét cổ xưa, rêu cũ, và hạnh phúc bởi trái tim tôi đã không còn cô đơn nữa. Cảm ơn phố Hội đã đem lại sự yên bình cho tôi. Mong rằng phố sẽ không thay đổi theo hướng thương mại hơn nữa, mong rằng các nhà quản lý văn hóa và du lịch địa phương sẽ quan tâm đúng mức hơn nữa, để Hội An bên cạnh việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, cũng cần được quy hoạch phát triển phù hợp. Các spa, bar, khách sạn kiểu mới nên nằm xung quanh phố cổ chứ không nên xen kẽ trong trung tâm, để hình ảnh di sản văn hóa Việt Nam và thế giới - phố cổ Hội An vẫn giữ nguyên nét đẹp vốn có của nó.

Yêu Hội An thật nhiều.
Hội An, xuân 2012

Wednesday, February 8, 2012

Hello Kitty Fun Facts


Tiếp lời cho bài viết trước đó của tôi về chú mèo hoạt hình yêu thích, sau đây là một số thông tin thú vị sưu tầm được về Hello Kitty:
@ Đôi dòng tiểu sử về cô mèo Hello Kitty
Ngày sinh: ngày 1st 1974, tại ngoại ô London, Anh.
Hello Kitty và em gái Mimi đều học lớp 3. Năm nay Hello Kitty đã tròn 38 tuổi (còn mình đã 30 tuổi hihi)
Sở thích: tổ chức tiệc trà, thích âm nhạc, đọc sách, du lịch và kết bạn “Good times are for sharing with friends” (à có vẻ giống mình khoản này quá ;-)); thích ăn bánh mẹ nướng – nhất là bánh táo apple-pie với kem vanil mật ong, rắc thêm vụn cookie giòn tan. Yêu thích các hoạt động ngoài trời như đi chơi công viên hoặc dạo trong rừng, đánh piano, giỏi làm bánh quy và thường sưu tầm những thứ nhỏ xinh như kẹo, các ngôi sao và cá vàng
Nhóm máu: A
Trọng lượng: nặng bằng trọng lượng của 3 quả táo
Chiều cao: bằng chiều cao của 5 quả táo

@ Một vài điều thú vị về cuộc sống của Hello Kitty/ Hello Kitty Fun facts
Kitty sống tại London, Anh với mẹ Mary, bố George, và cô em sinh đôi Mimmy. Kitty rất mạnh dạn và thích học những điều mới trong khi Mimmy hay xấu hổ.
  Ảnh: sưu tầm
Hello Kitty là biểu tượng của sự vui vẻ, rộng lượng, ngây thơ, tốt bụng và hết sức thân thiện. Cô bé thích kết bạn, dễ gây thiện cảm với mọi người và có nhiều bạn như Cathy, Tippy, Joey, Jodie, Fifi, Tracy, Tiny Chum, Rory, Mory, Tim and Tommy.
Bạn trai Hello Kitty được đặt tên là Dear Daniel DOESNT AFRAID OF ANYTHING theo một nhân vật trong bộ phim của Anh mang tên Melody vào năm 1971 
 Ảnh: sưu tầm
Câu chuyện kể yêu thích trước khi đi ngủ: Khu rừng huyền bí (Mysterious Forest)
Tại sao Hello Kitty lại xuất xứ từ London chứ không phải nơi nào đó ở Nhật Bản? Khi Hello Kitty ra đời, nhiều cô gái ở Nhật đã đọc truyện Alice ở xứ sở thần tiên và yêu thích nước Anh. Thêm vào đó, có nhiều nhân vật khác do công ty Sanrio sáng tạo ra được khai sinh và lớn lên tại Mỹ, nên Kitty được sinh ra ở London (Anh quốc) như một cách tạo sự khác biệt ( trả lời của nhà thiêt kế mèo Hello Kitty Yuko Yamaguchi của Sanrio trên tạp chí Time)

Lên truyền hình: Khi Kitty ngày càng nổi tiếng, công ty Sanrio đã đưa cô mèo lên sóng truyền hình nhờ hàng loạt chương trình hoạt hình. 
 Ảnh: sưu tầm
Năm 1981, phim hoạt hình đầu tiên về Hello Kitty mang tên "Chiếc ô mới của Kitty và Mimi ("Kitty and Mimi's New Umbrella") ra đời. Hello Kitty với chiếc miệng xinh xắn trong bộ phim làm thỏa mãn những người hâm mộ vì cô mèo vốn dĩ hầu như không thể hiện miệng.
Năm 1987, bộ phim hoạt hình Hello Kitty’s Furry Tale Theater
Năm 1993 – 1994, bộ phim Hello Kitty’s Paradise được phát song.

Đại sứ du lịch: Năm 1984, tổ chức UNICEF đã đặt tên Hello Kitty là đại sứ cho trẻ em của tổ chức này tại Mỹ.
Năm 1994, Hello Kitty là đại sứ của UNICEF tại Nhật Bản.
Năm 2008, Bộ du lịch Nhật Bản đã phong cô mèo Hello Kitty làm đại sứ du lịch cho Nhật ở Trung Quốc và Hồng Kông.

Nhiều sản phẩm, dịch vụ đã ra đời trên khắp thế giới để phục vụ các fan của nàng mèo xinh xắn này. Năm 1974, Hello Kitty lần đầu tiên xuất hiện trên chiếc ví nhựa đựng đồng xu. Hình ảnh của cô mèo dễ thương này ngày nay có mặt trên hầu hết các nhãn hiệu trên thế giới, tô điểm cho khoảng hơn 150.000 sản phẩm ở 60 quốc gia khác nhau như trên ô tô, xe mát, đồ trang sức, phụ kiện trang điểm, thẻ visa card, các sản phẩm cho trẻ sơ sinh, đồ điện tử, thời trang…

Sau đây là một số hình ảnh sưu tầm về Hello Kitty trên thế giới:
Trang sức
Năm 2000, đồng hồ Hello Kitty bằng kim cương (trị giá 3,800,000 yen, hay 30,000 USD) đã được bày bán. Dịp sinh nhật lần thứ 30 vào năm 2004, mèo Kitty đã hiện diện khắp toàn cầu và được khắc hoạ dưới mọi hình thức trang trí. Để ăn mừng sự kiện này, công ty Sanrio đã hợp tác cùng một công ty đúc tiền của Australia sản xuất ra những đồng xu Kitty bằng vàng và bạc. Những đồng xu này có giá đắt nhất là 1.100 USD. 
 Ảnh: sưu tầm
Để kỉ niệm sinh nhật lần thứ 35 của Kitty, hãng Swarovsky đã chế tạo một búp bê Hello Kitty gắn 403 viên sapphire màu hồng và 1.939 miếng ngọc màu trắng. Một viên kim cương 1,027 cara được gắn vào chiếc nơ cài trên đầu búp bê. Nhà sản xuất cũng dùng một viên đá quý  màu vàng làm mũi và và hai viên ngọc đen làm mắt cho cô mèo dễ thương, đắt giá tới 150.000 USD này.
 Ảnh: sưu tầm
Suốt nhiều năm qua, mèo Kitty đã "cộng tác" với nhiều nhà thiết kế thời trang khác nhau. Đặc biệt, trong một buổi trình của nhãn hiệu Victoria Couture tại California (Mỹ) năm 2007, một người mẫu đã ăn vận như cô mèo nổi tiếng.
 Ảnh: sưu tầm
"Đám cưới trong mơ Hello Kitty" này được tổ chức vào ngày Thánh lễ Tình yêu 14/2) năm 2007. Hôn lễ bắt đầu ở một ga tàu điện ngầm tại Hong Kong - nơi một đoàn tàu được thiết kế đặc biệt đưa đôi uyên ương trẻ tới Ga Trung tâm để chính thức nói lời hẹn ước trở thành vợ chồng. 
 Ảnh: sưu tầm
Không dám mơ sẽ đi thăm cánh đồng tại thị trấn Wiltshire của Anh nhưng hình ảnh Hello Kitty trên đó cũng dễ dàng khiến tôi mỉm cười.
 Ảnh: sưu tầm

Smart USA - chi nhánh của tập đoàn ô tô Penske (nhà phân phối duy nhất xe Smart ở Mỹ) - đã “bắt tay” với Công ty Sanrio (Nhật Bản), “cha đẻ” của nhãn hiệu Hello Kitty, tung ra những tấm dán hình cô mèo trắng nổi tiếng cho model ForTwo.

Và nhiều sản phẩm khác có biểu tượng chú mèo yêu quý của Nhật Bản, mời bạn chiêm ngưỡng.
Túi Hello Kitty                          Ví Hello Kitty
  Tất Hello Kitty     Sữa rửa mặt Hello Kitty 

 Đồ trang điểm của hãng Sephora mang biểu tượng Hello Kitty
                                           Cắt móng tay , ví và phấn mắt của Sephora
Laptop trị giá 1165USD của hãng NEC và Sanrio        Máy nướng bành        Ống xả khói ô tô
Hộp đựng đồ ăn Hello Kitty             Bộ ấm trà Hello Kitty               Lò sưởi Hello Kitty 


 


Áo in hình Hello Kitty                                                              Giầy Hello Kitty